dcsimg
Image of Greater Blue-ringed Octopus
Creatures » » Animal » » Molluscs » Cephalopods » » Octopodidae

Blue Ringed Octopus

Hapalochlaena Robson 1929

Bạch tuộc đốm xanh ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Bạch tuộc đốm xanh, tạo thành chi Hapalochlaena, gồm bốn loài bạch tuộc rất độc được tìm thấy ở các bể thủy triều và rạn san hô thuộc Thái Bình DươngẤn Độ Dương, từ lãnh hải Nhật Bản tới Australia.[2] Chúng có thể được nhận biết nhờ vào lớp da màu vàng và những đốm màu xanh biển đặc trưng, thứ có khả năng thay đổi màu sắc đột ngột khi bị đe dọa. Chúng ăn những động vật nhỏ như cua, cua ẩn sĩ, tôm, và các loài giáp xác khác.

Chúng được công nhận là một trong những sinh vật biển độc nhất trên thế giới.[3] Dù có kích cỡ nhỏ—12 đến 20 cm (4,7 đến 7,9 in)—và có bản tính khá ngoan ngoãn, chúng là loài nguy hiểm đối với con người nếu bị khiêu khích và chạm vào bởi vì nọc độc của chúng có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin cực mạnh.

Phân loại

Chi bạch tuộc này được mô tả bởi nhà động vật học người Anh Guy Coburn Robson vào năm 1929.[4] Có 4 loài được xác nhận thuộc chi Hapalochlaena, và có 6 loài có khả năng vẫn đang được nghiên cứu:[5]

Hành vi

Các loài bạch tuộc đốm xanh dành phần lớn thời gian trốn trong cách kẽ hở trên đá trong khi trưng ra những hoa văn ngụy trang đầy hiệu quả bằng những tế bào sắc tố da của chúng. Giống như tất cả các loài bạch tuộc, bạch tuộc đốm xanh có thể thay đổi hình dạng một cách dễ dàng, điều này giúp chúng ép mình vào trong các kẽ hở nhỏ hơn chúng rất nhiều. Điều này, cùng với việc xếp chồng các hòn đá ngoài cửa hang, giúp bảo vệ con bạch tuộc khỏi những kẻ săn mồi.

 src=
Các kiểu hoa văn đốm đa dạng trên thân của Hapalochlaena lunulata

Nếu như chúng bị kích động, chúng sẽ nhanh chóng thay đổi màu sắc, trở thành màu vàng tươi với mỗi cái trong khoảng 50-60 đốm lóe sáng màu xanh biển óng ánh rực rỡ trong vòng một phần ba giây như là một sự trình diễn cảnh báo ra tín hiệu xua đuổi bằng màu sắc. Đối với loài bạch tuộc đốm xanh lớn (Hapalochlaena lunulata), các đốm chứa các tế bào phản xạ ánh sáng đa lớp gọi là iridophore. Những tế bào này được sắp xếp để phản xạ lại ánh sáng xanh biển-xanh lá trong một tầm nhìn rộng. Bên dưới và xung quanh mỗi đốm có những tế bào sắc tố màu tối, thứ có thể được mở rộng trong vòng một giây để làm nổi bật sự tương phản của các đốm. Không có tế bào sắc tố nào ở bên trên đốm, đó là một điều bất thường đối với các loài động vật thân mềm, vì chúng thường sử dụng tế bào sắc tố để che đi hoặc biến đổi sự lấp lánh nhiều màu về mặt quang phổ. Việc nháy thật nhanh các đốm xanh được gây ra bởi việc sử dụng các cơ được điều khiển bởi hệ thần kinh. Trong các tình huống thông thường, mỗi đốm được giấu đi bởi việc co các cơ bên trên iridophore. Khi các cơ này giãn ra và những cơ bên ngoài đốm co lại, việc lấp lánh nhiều màu được phơi bày ra và do đó hiển thị màu xanh biển.[6]

Tương tự như các loài bạch tuộc khác, bạch tuộc đốm xanh bơi bằng cách phun nước ra từ một cái ống dưới dạng đẩy đi do phản lực.

Độc tính

Bạch tuộc đốm xanh dù có kích cỡ nhỏ nhưng lại chứa đủ độc tố để giết hai mươi sáu người trưởng thành trong vài phút. Vết cắn của chúng nhỏ và thường không gây đau đớn, nhiều nạn nhân không hề nhận ra họ đã bị nhiễm độc cho tới khi họ bắt đầu bị giảm áp hô hấp và bị liệt.[7] Vẫn chưa có chất kháng nọc độc của bạch tuộc đốm xanh.[8]

Độc tố

 src=
Bạch tuộc đốm xanh tại New South Wales, Australia

Bạch tuộc sản sinh ra độc tố chứa tetrodotoxin, histamine, tryptamine, octopamine, taurine, acetylcholinedopamine. Độc tố này có thể gây ra chứng buồn nôn, ngừng hô hấp, suy tim, liệt nặng và đôi khi hoàn toàn, , và có thể gây tử vong trong vài phút nếu không được chữa trị. Tử vong thường bị gây ra do ngạt thở do liệt cơ hoành.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

  1. ^ Julian Finn (2017). “Hapalochlaena Robson, 1929”. World Register of Marine Species. Flanders Marine Institute. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ By LUCY CRAFT CBS NEWS July 1, 2013, 8:30 AM Tiny but deadly: Spike in blue-ringed octopus sightings sparks fear of invasion in Japan
  3. ^ “Ocean's Deadliest: The Deadliest Creatures -- Greater Blue-Ringed Octopus”. Animal Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2009.
  4. ^ Robson, G. C. (1929). “Notes on the Cephalopoda. - VIII. The genera and subgenera of Octopodinae and Bathypolypodinae”. Annals and Magazine of Natural History: Series 10 3 (18): 607–608. doi:10.1080/00222932908673017.
  5. ^ a ă Rudramurthy, N.; Sethi, S. N. (tháng 11 năm 2013). “Blue ring Octopus, Hapalochlaena nierstraszi, from the Bay of Bengal along the Chennai Coast” (PDF). Fishing Chimes 33 (8): 82–83. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015 – qua CMFRI Repository.
  6. ^ Mäthger, L.M.; Bell, G.R.; Kuzirian, A.M.; Allen, J.J. & Hanlon, R.T. (2012). “How does the blue-ringed octopus (Hapalochlaena lunulata) flash its blue rings?”. The Journal of Experimental Biology 215 (21): 3752–3757. PMID 23053367. doi:10.1242/jeb.076869.
  7. ^ “Dangers on the Barrier Reef”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2006.
  8. ^ “CSL Antivenom Handbook – Jellyfish and other Marine Animals”. Clinical Toxinology Resources. The University of Adelaide. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2018.

Liên kết ngoài

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Bạch tuộc đốm xanh: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Bạch tuộc đốm xanh, tạo thành chi Hapalochlaena, gồm bốn loài bạch tuộc rất độc được tìm thấy ở các bể thủy triều và rạn san hô thuộc Thái Bình DươngẤn Độ Dương, từ lãnh hải Nhật Bản tới Australia. Chúng có thể được nhận biết nhờ vào lớp da màu vàng và những đốm màu xanh biển đặc trưng, thứ có khả năng thay đổi màu sắc đột ngột khi bị đe dọa. Chúng ăn những động vật nhỏ như cua, cua ẩn sĩ, tôm, và các loài giáp xác khác.

Chúng được công nhận là một trong những sinh vật biển độc nhất trên thế giới. Dù có kích cỡ nhỏ—12 đến 20 cm (4,7 đến 7,9 in)—và có bản tính khá ngoan ngoãn, chúng là loài nguy hiểm đối với con người nếu bị khiêu khích và chạm vào bởi vì nọc độc của chúng có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin cực mạnh.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI